5 cầu thủ Hà Tĩnh dùng ma túy: Hồi chuông cảnh báo lối sống ở bóng đá Việt Nam
Ngoài ra, chương trình còn mang ý nghĩa thiện nguyện bằng việc trích 10% số tiền bán vé để ủng hộ quỹ Operation Smile Vietnam - tổ chức quốc tế thiện nguyện chuyên cung cấp các ca phẫu thuật miễn phí cho trẻ em và thanh niên bị dị tật trên gương mặt, mang lại nụ cười và cuộc sống mới.Các nơi giới thiệu việc làm có được thu tiền của người lao động?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Nghẹt cống gây ngập đường, ô nhiễm
Chiều 15.1, TAND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xét xử vụ án Hạc Thành Tower. Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bị cáo buộc là người chịu trách nhiệm trong việc quyết định giá giao đất của Công ty TNHH MTV Sông Mã trong quá trình thực hiện cổ phần hóa; ký Quyết định số 4562/QĐ-UBND ngày 23.12.2013 về phê duyệt tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước của Công ty CP Sông Mã (tên sau cổ phần hóa) là 21 triệu đồng/m2 trái pháp luật, ký quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp tại thời điểm Công ty TNHH MTV Sông Mã chính thức chuyển thành công ty cổ phần, xác định giá trị thực tế doanh nghiệp không bao gồm giá trị khu đất số 3 Phan Chu Trinh tại thời điểm giao đất, gây thiệt hại cho nhà nước.Tại phần xét hỏi chiều nay, trình bày trước Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Nguyễn Đình Xứng khẳng định ông không hề biết việc xác định giá đất của dự án Hạc Thành Tower năm 2013 mức 21 triệu đồng/m2 là sai.Bị cáo Nguyễn Đình Xứng lý giải, thời điểm năm 2013 ông mới được bổ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khi đang làm Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa, nên không được tiếp cận hồ sơ vụ việc giao đất, xác định giá đất của dự án Hạc Thành Tower từ đầu, vì dự án có từ năm 2009. Do đó, bị cáo Xứng không đồng tình khi cáo trạng xác định ông "biết sai nhưng vẫn làm"."Tôi không đồng tình khi cáo trạng nói tôi biết sai nhưng vẫn làm, thời điểm đó tôi không biết là sai, cái này nó liên quan đến đạo đức. Tôi làm phó chủ tịch tỉnh thì được phân công theo dõi giá cả, nhưng hồ sơ từ đầu không được tiếp cận. Khi xem hồ sơ trình, các cơ quan tham mưu chỉ nói rằng năm 2009 hội đồng đã phê duyệt, nên không cần xem lại giá đất nữa", bị cáo Xứng nói.Bị cáo Xứng cũng khẳng định trước tòa rằng ông không vụ lợi, không có quan hệ tình cảm với những lãnh đạo của doanh nghiệp được giao đất."Tôi và các anh ở đây không có động cơ gì cả. Động cơ vụ lợi không có, động cơ tình cảm tôi cũng không có. Anh Hướng (bị cáo Đinh Xuân Hướng - PV), anh Sơn (bị cáo Nguyễn Mạnh Sơn - PV) thì sau này tôi mới biết chứ lúc đó không hề quen biết. Tôi nhận trách nhiệm mình cũng thiếu hiểu biết, nên đề nghị HĐXX chỉ xem xét tôi hành vi thiếu trách nhiệm thì tôi chấp nhận", bị cáo Xứng nói.Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Nguyễn Đình Xứng về việc ký quyết định về xác định giá đất và các văn bản liên quan đến dự án Hạc Thành Tower ông có biết phải căn cứ theo quy định nào không?Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Đình Xứng nói: "Tôi cũng không nắm được, vì công việc nhiều, chỉ thấy năm 2009 đã phê duyệt rồi, đã yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền rồi, nên không có yêu cầu giải trình thêm vấn đề gì về giá đất".
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
3 ứng viên phó giáo sư trẻ nhất năm 2023 bao nhiêu tuổi, họ là ai?
Giá heo hơi hôm nay 17.5 tiếp tục duy trì xu hướng tăng nhẹ tại một số khu vực. Ở thị trường miền Bắc, giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg trong phạm vi hẹp và dao động trong khoảng 65.000 - 67.000 đồng/kg.